1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là bao gồm các hình thức và phương thức mà một thương hiệu thể hiện tới khách hàng. Nhãn hiệu, logo, bao bì, slogan,… là những yếu tố cơ bản của một bộ nhận diện thương hiệu mà doanh nghiệp, công ty hướng tới khách hàng.
Bộ nhận diện thương hiệu không chỉ đẹp mắt, mà còn là cầu nối tinh tế giữa thương hiệu với khách hàng. Nó giúp tạo nên một dấu ấn riêng, tạo được sự tin cậy và khẳng định giá trị cốt lõi của thương hiệu.
2. Các bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Bước 1: Tìm hiểu, phân tích và lên kế hoạch từ yêu cầu của khách hàng
Đây là bước đầu tiên nhưng lại là bước đặt nền móng cho sự thành bại của bộ nhận diện thương hiệu, sau khi tiếp nhận được yêu cầu từ khách hàng thì đơn vị thiết kế sẽ bắt đầu tìm hiểu phân tích và lên kế hoạch thiết kế cụ thể.
Ở bước này, thương hiệu cần có được câu trả lời cho các câu hỏi như: Thương hiệu là gì (thuộc lĩnh vực, ngành hàng nào), đối tượng khách hàng thương hiệu hướng đến là ai, các giá trị thương hiệu mang đến trên thị trường là gì, bản sắc thương hiệu có điểm gì nổi bật hay khác biệt so với các thương hiệu khác,...
Sau khi đã có đầy đủ các yêu cầu cơ bản cần có của thương hiệu để thực hiện bộ nhận diện, đây là thời điểm để cho đơn vị thiết kế “thăng hoa” với sự sáng tạo của mình và quá trình thiết kế sẽ có 3 phần bắt buộc phải thực hiện theo thứ tự như sau:
- Tên thương hiệu: Mọi cái tên đều có cho mình những ý nghĩa khác nhau và tên thương hiệu cũng không phải ngoại lệ. Tên thương hiệu mở ra một câu chuyện về hành trình của doanh nghiệp, dẫn đến lý do vì sao mà họ đặt tên ấy, mong muốn của thương hiệu đằng sau cái tên ấy là gì.
Tên thương hiệu không được trùng lặp, phải dễ đọc, dễ nhớ và dễ dàng liên kết với lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động. Hãy viết nên một câu chuyện thật lôi cuốn khiến cho khách hàng ấn tượng ngay khi lần đầu bắt gặp tên thương hiệu.
- Slogan: Sau khi đã chọn ra được tên thương hiệu, thì đây là lúc sáng tạo nên một câu slogan để định vị thương hiệu trên thị trường.
Slogan thường được tóm gọn trong khoảng từ 6 - 8 từ, đơn giản nhưng phải gây được ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ với khách hàng. Slogan cũng sẽ là thứ đồng hành xuyên suốt theo sự phát triển của thương hiệu nên nó góp phần rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.
Quá trình sáng tạo slogan phải đảm bảo được sự chỉnh chu, kỹ lưỡng và đòi hỏi các nhà sáng tạo phải dự đoán được các xu hướng thịnh hành trong nhiều năm sắp tới. Một số ví dụ về câu slogan ghi dấu ấn sâu sắc với khách hàng: Think Different (Apple), Real Magic (Coca - Cola), The Powers of Dream (Honda),…
- Logo: là hình ảnh, biểu tượng của thương hiệu. Khi nhắc đến tên thương hiệu, người tiêu dùng chưa chắc đã có thể kể rành mạch tên các sản phẩm. Nhưng hầu hết mọi người đều liên tưởng được logo của thương hiệu. Có thể thấy, logo tác động trực tiếp và sâu đậm như thế nào trong tiềm thức của người tiêu dùng.
Sáng tạo nên logo đạt hiệu quả chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Các nhà thiết kế phải kĩ càng trong từng bước đi một như: Nghiên cứu thị trường, khảo sát mong muốn của thương hiệu. Tìm kiếm hình ảnh liên quan đến thương hiệu, sáng tại với màu sắc, hình shapes… để có làm nổi bật hình ảnh thương hiệu nhất có thể.
Ví dụ logo của các thương hiệu nổi tiếng |
Logo muốn trường tồn lâu dài trên thị trường vừa phải khác biệt vừa đảm bảo phù hợp với xu hướng hiện tại. Hãy đảm bảo rằng khách hàng luôn nhận diện được logo của bạn trên mọi phương tiện, xác định được lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động và kích thích được trí tò mò của chính họ.
Bước 3: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Đây là lúc hoàn hảo để đưa những ý tưởng trước đó từ trên giấy trở thành hiện thực. Ở bước này, các nhà thiết kế thêm những “gia vị” để biến hóa hình ảnh Logo ấn tượng hơn trong mắt khách hàng.
- Chi tiết các bộ phận trong bộ nhận diện thương hiệu: Tại đây
Bộ nhận diện thương hiệu Nam Phú - Ảnh minh họa |
Cách sắp xếp hình ảnh, sử dụng họa tiết, phối hợp màu sắc như thế nào để tác động trực tiếp đến thị giác của khách hàng nhất, định vị thương hiệu rõ ràng nhất. Đồng thời, mọi chi tiết được bổ sung phải đáp ứng yêu cầu liên kết, đồng nhất với nhau để thể hiện tính chuyên nghiệp của thương hiệu.
Bước 4: Hoàn thiện các thiết kế
Toàn bộ các thiết kế đã hoàn thành. Nhưng chưa xong việc ở đó đâu, bước cuối cùng là làm sao để sử dụng bộ nhận diện thương hiệu như thế nào cho hiệu quả cũng cần một chiến lược rõ ràng. Cho nên, các nhà thiết kế sẽ phải tổng hợp toàn bộ về logo, cách in ấn, màu sắc, vật liệu thành một quyển gọi là Cẩm nang thương hiệu (Brand Guideline). Đảm bảo quá trình sử dụng luôn diễn ra thuận lợi nhất.
Khi download bộ nhận diện thương hiệu bạn cũng cần lựa chọn những bộ nhận diện được thiết kế theo quy chuẩn, đảm bảo được tính thống nhất, khác biệt, nhất quán trên mọi phương tiện truyền thông, truyền tải được lĩnh vực, giá trị của thương hiệu.
3. Khi download Bộ nhận diện thương hiệu có những lưu ý gì?
- Tính thống nhất: tất cả các hạng mục của bộ nhận diện thương hiệu phải đồng nhất từ Logo, ấn phẩm văn phòng, marketing… Các hạng mục phải mang tính thống nhất về màu sắc, biểu tượng,… Khi thay đổi nhận diện cần phải thay đổi đồng bộ tránh sự không thống nhất.
- Tính đồng bộ: bộ nhận diện thương hiệu của công ty cần phải khác biệt. Khi thiết kế thương hiệu tuyệt đối không xuất hiện nhiều Bộ nhận diện cho một Sản phẩm, một Công ty. Đối với công ty có nhiều sản phẩm thì có thể mỗi sản phẩm riêng sẽ sở hữu một nhãn hiệu riêng.
Bài viết bên trên mình đã đưa khái quát về bộ nhận diện thương hiệu, mình sẽ tổng hợp một số file PDF các bộ nhận diện thương hiệu đẹp mắt, chuyên nghiệp để các bạn có thể download về và làm tài liệu tham khảo nha.
Tải file PDF bộ nhận diện thương hiệu: Tại đây