Mặt tiêu cực của khoa học công nghệ

Đời sống càng hiện đại, cuộc sống càng hối hả khiến chúng ta đang ngày càng phụ thuộc vào những phương tiện phục vụ. Nhưng việc quá dựa dẫm thiết bị công nghệ, các loại điện thoại thông minh đã khiến con người không chỉ lười ghi nhớ, lười suy nghĩ mà thậm chí còn lười luôn việc nhìn nhau, lười trò chuyện với nhau. Hôm nay, trong bài viết này tôi sẽ đưa ra quan điểm cá nhân của mình về những Mặt tiêu cực của khoa học công nghệ.

mat-toi-cua-khoa-hoc-cong-nghe
Mặt tối của Khoa học - Công nghệ

1. Sự bùng nổ của thời kỳ công nghệ số
Ở thời buổi mà internet phát triển mạnh mẽ đã tạo nên những bước tiến không tưởng, cùng sự phát triển của điện thoại thông minh đã giúp chúng ta có thể liên lạc, giải trí và chia sẻ cảm xúc với mọi người khắp thế giới thông qua mạng xã hội như Facebook, YouTube hay TikTok. Tuy nhiên, với mức độ con người đang dần bị phụ thuộc điện thoại thông minh như hiện nay đã và đang dẫn đến không ít những hệ lụy vô cùng đáng lo.

su-bung-no-cong-nghe-so
Sự thật đáng lo lắng của bùng nổ công nghệ số

Những hình ảnh nhiều người cầm điện thoại thông minh để truy cập vào Internet, tán gẫu cùng bạn bè hay chơi game, giải trí xuất hiện nhan nhãn. Thậm chí, có những nhóm bạn ngồi cafe chung nhưng hầu như không ai nói với ai câu nào mà thay vào đó là Facebook, thỉnh thoảng mới có được vài tiếng xì xầm, cười phá lên khi phát hiện điều gì độc, lạ mà mà họ nhìn thấy được trên mạng xã hội.

Sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị có thể kết nối Internet đã dần dần làm thay đổi thói quen của giới trẻ hiện nay. Trong đó, điện thoại thông minh đóng một vai trò chính trong việc sử dụng Internet tại nơi công cộng. Cứ 10 người thì có 8 người sử dụng internet, họ cho biết mình có sử dụng điện thoại để lên mạng trong vòng 7 ngày trước. Ngược lại chỉ có 45,5% có sử dụng máy tính bàn để cập nhật thông tin trên Internet, với máy tính xách tay còn hẩm hiu hơn với chỉ 26,5%, một con số chênh lệch khá lớn.

2. Những câu chuyện cười ra nước mắt thời công nghệ số
Bên cạnh những tiện ích mà Internet và thiết bị di động thông minh mang lại cho con người hiện nay thì đi kèm với đó là những câu chuyện đáng buồn.
cau-chuyen-cuoi- ra-nuoc-mat-thoi-cong-nghe-so

Theo chia sẽ của anh Đặng Ngọc Minh (TP.HCM), do điều kiện gia đình tương đối ổn định, nên con trai anh ngay từ mẫu giáo đã được cho làm quen với thiết bị di động thông minh như iPad và iPhone. Nhưng vô tình điều đó lại gây ra những khó khăn cho gia đình anh Minh. Vì là con trai duy nhất, nên cả nhà thương yêu chiều chuộng bé lắm, cháu đòi gì cũng có, không hề thua kém bất kỳ ai. Cháu bé nói rằng bạn bè xung quanh ai cũng có điện thoại để học nên cháu cũng muốn có. Thế là gia đình mua tặng cháu một iphone 5 vào lúc đó là chiếc điện thoại khá đắt giá rồi, đâu ngờ việc có điện thoại làm ảnh hưởng trầm trọng việc học của cháu. Hầu như cháu dành hết thời gian để lên mạng, coi hướng dẫn chơi game, rồi có cả bạn gái... Gia đình tôi vô tình phát hiện mới tá hỏa, anh Minh kể lại.
3. Những công cụ và gánh nặng
Vài năm nay, khi mạng xã hội, cụ thể là Facebook xuất hiện, tần suất sử dụng smartphone tăng đáng kể. Một bạn trẻ cho biết: Facebook là cách để tôi liên kết bạn bè, để giải tỏa tâm tư cũng như xả stress hay học tập để nâng cao kiến thức. Có thầy, cô tôi mất liên lạc do chuyển chỗ ở nhưng nhờ Facebook tôi đã nối lại được liên lạc, biết được cuộc sống, tâm trạng của họ phần nào. 
su-qua-tai

Và đôi khi có thể giúp họ vượt qua khó khăn mà nếu không có Facebook chắc chúng ta khó có thể làm được. Ngoài ra chúng ta có thể có thêm kiến thức thông qua những diễn đàn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tăng cơ hội có thêm nhiều bạn mới. Không những thế chúng ta có thể theo dõi được những hoạt động của bạn bè, của thần tượng hay những người thân thuộc ở quanh ta.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kiểm soát sự phụ thuộc thiết bị công nghệ. Theo thống kê mới nhất của Facebook, Việt Nam hiện có khoảng 66,2 triệu người dùng mạng xã hội này, đứng vị trí thứ 7 trên thế giới.

Việc có đến 17 triệu người sử dụng thiết bị di động để thường xuyên truy cập Facebook còn nói lên một thực tế trong xã hội Việt Nam ngày nay: con người cảm thấy cô đơn lạc lõng và không thể giao tiếp với nhau bằng ngôn từ, bằng giao tiếp bình thường như trước vì nhiều lý do: ngại nói thẳng, không dám đấu tranh trực tiếp với những vấn đề trong cuộc sống. Bên cạnh đó, việc sử dụng Facebook còn cho thấy nhu cầu lớn của các bạn trẻ là được phát biểu, được người khác lắng nghe nên cần có những giải pháp tốt hơn thế giới ảo để giúp giới trẻ thỏa mãn nhu cầu đó. 

mat-toi-cua-khoa-hoc-cong-nghe

Trong cuộc sống ngày nay, nhiều người đang bị ngộ nhận bởi từ cập nhật (update) có nghĩa là phải biết mọi việc, mọi lúc, mọi nơi và thậm chí phải là người bóc tem thì mới được coi là sành điệu. Điều này, một phần lỗi từ việc truyền thông quá mức ý tưởng người nắm được thông tin là người chiến thắng trong các lớp kỹ năng sống, kỹ năng kinh doanh... vì thế, một bộ phận không nhỏ luôn lo ngại rằng nếu không nắm bắt kịp thông tin các sự kiện đang xảy ra trên thế giới xung quanh thì sẽ trở nên lạc hậu Việc một người luôn gắn bó với các thiết bị số (tablet, smartphone...) khó đánh giá được là sự tự do hay sự lệ thuộc vì ranh giới rất mỏng manh. 

Có thể smartphone là công cụ cần thiết giúp công việc trôi chảy, nhưng cũng chiếc smartphone đó lại là gánh nặng cho người dùng khi lúc nào cũng phải nhìn vào màn hình. Thế nên tùy người đó sử dụng thiết bị như thế nào và trong trường hợp nào để biết được lúc đó người ấy đang bị lệ thuộc hay tự do.

Nhìn bề ngoài, các thiết bị công nghệ dường như giúp con người gần nhau hơn, quan tâm nhau nhiều hơn. Nhưng nhìn sâu vào bên trong các mối quan hệ đó, sẽ nhận ra các thiết bị công nghệ đã vô tình đẩy con người xa nhau, làm con người suy nghĩ vội hơn, quyết định vội hơn. Và mọi chuyện trôi nhanh, không đọng lại điều gì to tát nữa.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn